UFM phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế FASPS-5
Tiếp nối sự thành công qua bốn lần đã tổ chức, Trường Đại học Tài chính - Marketing cùng phối hợp với các Trường trực thuộc Bộ Tài chính, bao gồm Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính và Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 5 với chủ đề: “Tài chính - Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”, (FASPS5). Hội thảo tổ chức vào chiều ngày 10/11/2023 tại Học viện Tài chính theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hội thảo quốc tế FASPS-5 nhằm đưa ra các nhận định, phân tích đánh giá, các rào cản, cơ hội và thách thức cũng như các chính sách, giải pháp… để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.
Năm nay, Hội thảo tiếp tục thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học của các trường Đại học, Học viện, Viên nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Ban tổ chức nhận được 140 bài viết; trong đó có 136 bài được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần này. Các bài viết gửi về hội thảo đã tập trung phân tích đánh giá, nhận định về kinh tế, tài chính, quản trị, nhân lực, kế toán và kiểm toán… với phát triển kinh tế tư nhân.
NGND.PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế FASPS-5
Phát biểu khai mạc Hội thảo, NGND. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính cho biết: Những năm vừa qua, kinh tế tư nhân đã không chỉ dần phục hồi mà còn có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên,kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, cùng với những khó khăn của nền kinh tế trong nước đang tạo ra "lực cản" với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.
Đồng thời, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá về khoa học công nghệ đang làm cho cuộc sống thay đổi hết sức nhanh chóng. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho hoạt động kinh tế tư nhân.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đề ra nhiệm vụ phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng; khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế; phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%...
Để đạt mục tiêu đề ra, mỗi năm trung bình phải tăng thêm ít nhất 143.000 doanh nghiệp. Đồng thời, cần hàng loạt giải pháp tương ứng nhằm tăng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay lại hoạt động, giảm số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giảm đến mức tối đa số doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Nhằm đưa ra các giải pháp, đề xuất cũng như kiến nghị để thúc đẩy kinh tế tư phát triển trong bối cảnh mới, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp trao đổi, chia sẻ thông tin, định hướng về kinh tế, tài chính, kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững.
PGS.TS Hồ Thủy Tiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường UFM phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng tham gia đoàn chủ tọa phiên thảo luận chuyên sâu
PGS.TS Phan Thị Hằng Nga, Trưởng phòng Quản lý khoa học tham gia đoàn chủ tọa phiên thảo luận chuyên sâu và ThS. Thái Trần Vân Hạnh, Phó Trưởng khoa Kế toán – Kiểm toán trình bày tham luận tại Hội thảo
ThS. Nguyễn Xuân Dũng, Giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng phát biểu tại Hội thảo quốc tế FASPS5
Hội thảo gồm 2 phiên toàn thể và 3 phiên thảo luận chuyên sâu. Tại 2 phiên toàn thể, các nhà khoa học và diễn giả đã thảo luận về các chủ đề: “Hài hòa báo cáo phát triển bền vững: Tổng quan những nghiên cứu gần đây và nội dung nghiên cứu” và “Phản ánh về tâm lý giá cả và rào cản giá cả trong kinh doanh bán lẻ và thị trường hàng hóa trong tâm trí chúng ta?”. 3 phiên thảo luận chuyên sâu về các chủ đề: Tài chính, Quản lý và kế toán, Kinh tế.
Thông qua 5 phiên thảo luận, các nhà khoa học, diễn giả đã đưa ra nhận định, phân tích, đánh giá về rào cản, cơ hội và thách thức, các chính sách, giải pháp… để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn tới.
Tại Hội thảo, Ban tổ chức cũng đã lựa chọn 6 bài nghiên cứu đã được đăng trong Kỷ yếu và trình bày tại Hội thảo để trao giải thưởng bài báo tiêu biểu nhất.
2 đại diện UFM nhận giải “Best Paper Award” của Hội thảo quốc tế FASPS-5
Hồng Quân
Hình ảnh: Học viện Tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:
Thời báo Tài chính Việt Nam:
Báo Nhân dân:
Báo Giáo dục và thời đại:
Báo Kiểm toán: